
Loãng xương là bệnh rất khó nhận biết sớm vì ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh rất mơ hồ thầm lặng. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương, xương biến dạng và cảm giác đau nhức, mệt mỏi, gây ra cong vẹo cột sống, giảm chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sử dụng máy đo loãng xương để đánh giá mật độ xương,…
I. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh loãng xương xảy ra khi xương mỏng dần và mật độ xương thưa dần khiến cho xương giòn và xốp hơn, dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ gặp phải một va chạm nhẹ. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương như:
1. Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng cao.
2. Lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động.
3. Thường xuyên phải lao động nặng, chẳng hạn như mang vác vật nặng,…
4. Thiếu canxi.
5. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
6. Từ những yếu tố nguy cơ trên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
7. Người cao tuổi.
8. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
9. Người đã từng bị gãy xương.
10. Các trường hợp có bệnh lý nền như bệnh về cơ xương khớp, bệnh nội tiết, bệnh thận,…
11. Các trường hợp sử dụng corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài.
12. Người vận động ít hoặc nằm giường lâu dài có thể gây loãng xương, yếu xương.
13. Khói thuốc lá và rượu bia rất hại cho sức khỏe nói chung và hệ thống xương nói riêng. Những người nghiện rượu bia thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.
II. Triệu chứng của bệnh loãng xương:
Phần lớn người bệnh không hề biết mình mắc loãng xương, chỉ đến khi bước sang giai đoạn muộn khi xương trở nên yếu đi thì những triệu chứng mới rõ ràng hơn. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh:
1. Khi mật độ xương bị giảm đi khiến cho cột sống của người bệnh bị xẹp xuống gây ra những cơn đau lưng và dáng đi của người bệnh cũng thay đổi, hơi gù, lưng hơi cong và chiều cao bị giảm đi.
Phần lớn người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức ở đầu xương, cảm giác như bị kim chích ở khắp người, rất khó chịu và mệt mỏi, cảm giác mỏi tăng lên ở các vùng xương dài.
2. Những cơn đau âm ỉ, thường xuyên và kéo dài tại những vùng xương phải chịu áp lực của cơ thể như là vùng cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối. Những cơn đau này sẽ lặp lại nhiều lần và khi người bệnh vận động thì mức độ đau sẽ tăng lên, khi nghỉ ngơi sẽ cảm thấy đỡ đau hơn.
3. Đặc biệt, người bệnh còn đau ở hai bên liên sườn, dây thần kinh tọa và dây thần kinh đùi. Khi thay đổi tư thế đột ngột cũng bị đau. Người bệnh cũng gặp khó khăn khi xoay hoặc cúi người.
4. Khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh loãng xương sẽ rất dễ bị gãy xương dù chỉ là những va đập nhẹ.
5. Những người trung tuổi hoặc cao tuổi bị loãng xương thường đi kèm với một bệnh như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hoá khớp,…
III. Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những biện pháp sau: Đánh giá mật độ xương bằng cách sử dụng Máy đo loãng xương vị trí cột sống thắt lưng hay cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp này không gây đau cho người bệnh, thực hiện rất nhanh chóng trong khoảng 20 phút và mang lại kết quả chính xác.
Với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về cơ xương khớp và trang thiết bị máy móc hiện đại, hiện nay Bệnh viện đa khoa Kiến Xương đã đưa máy đo loãng xương toàn thân để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân.
============================
Bệnh viện đa khoa Kiến Xương
Đ/c: TDP Quang Trung, TT. Kiến Xương, H. Kiến Xương, T. Thái Bình
Hotline: 02273. 821. 212
( Dưới đây là một số các hình ảnh triển triển khai đo mật độ loãng xương cho Người bệnh )